Tags:

thủy sản

Mới đây, Chủ tịch HĐQT Công ty IDI đã thông tin, DN này sẵn sàng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bởi từ năm 2008, IDI đã thiết lập nên các vùng nuôi theo quy trình khép kín. Cho đến nay, diện tích tự nuôi và nuôi liên kết của Công ty đã lên tới khoảng 400ha, tất cả đều đạt các tiêu chuẩn Global GAP, ASC, BAP. Các hộ tham gia được cung cấp con giống, thức ăn chất lượng cao và được bao tiêu sản phẩm đầu ra. Nền tảng vững chắc đó đã giúp IDI làm chủ hoàn toàn trong việc cung ứng sản phẩm xuất khẩu có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh.

(vasep.com.vn) Trong quý II/2022, Bộ NN&PTNT sẽ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT theo hướng không thực hiện kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm NK về để sản xuất XK, gia công hàng XK, không tiêu thụ trong nước.

Năm khó khăn 2021 đã đi qua, các doanh nghiệp ngành tôm Sóc Trăng vẫn có được thành công lớn với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD. Bài học kinh nghiệm cho một năm vượt khó thành công được doanh nghiệp lý giải là do có sự chủ động trong việc thích ứng an toàn.

Năm 2021, lĩnh vực chế biến tôm được xem là một trong những điểm sáng của ngành công nghiệp tỉnh. Mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện tốt các giải pháp vừa phòng, chống dịch vừa phát triển sản xuất phù hợp.

Hiện nay, toàn tỉnh Hậu Giang có 42 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong đó 20 doanh nghiệp xuất khẩu và 22 doanh nghiệp nhập khẩu. Cơ cấu nhóm hàng xuất nhập khẩu chủ lực là các nhóm hàng thủy, hải sản chế biến các loại, hàng may mặc, giày dép và giấy. Còn lại là nhóm nông sản, dệt may và một số nhóm hàng hóa khác.

Năm 2021, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp tục phát triển. Qua đó, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thuỷ Hải sản Minh Phú (MINH PHU SEAFOOD CORP) cho hay, việc áp dụng sản xuất “3 tại chỗ” khiến công suất hoạt động các nhà máy của Minh Phú tại Cà Mau, Hậu Giang sụt giảm mạnh, chỉ đạt 25% công suất. Nhưng nhờ công ty chuyển sang sản xuất tôm cỡ lớn nên sản lượng được cải thiện, đạt khoảng 50%. Công ty đang tăng tốc và kỳ vọng vào những đơn hàng cuối năm.

Phí logistics tăng kỷ lục từ cuối năm 2020 đến nay đang trở thành “cơn ác mộng” của các doanh nghiệp thủy sản bởi bị tăng chi phí khiến hao hụt lợi nhuận.

(vasep.com.vn) Tại cuộc họp ngày 04/01/2022 để đối thoại, trao đổi về những phản ánh, kiến nghị của VASEP liên quan đến “kiểm dịch” sản phẩm thủy sản nhập khẩu (NK) do Lãnh đạo Vụ Pháp chế (Bộ NNPTNT) chủ trì với sự tham dự của nhiều đơn vị (Cục kiểm soát TTHC (VPCP), Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, Tổng cục Thuỷ sản, Cục Thú y, Cục NAFIQAD, Văn phòng SPS Việt Nam, Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản và VASEP), đại diện VASEP cho rằng, sau hơn 10 năm, 100% sản phẩm thủy sản chế biến dùng làm thực phẩm phải thực hiện kiểm tra NK dưới tên gọi là “kiểm dịch” mà tỷ lệ vi phạm vô cùng nhỏ (0,0012 - 0,0033%), thậm chí là 0% thì đã đến lúc Bộ NN&PTNT cần xem xét lại việc đánh giá nguy cơ, bản chất của hoạt động kiểm tra và thực hiện quản lý rủi ro cho hoạt động này. Trước hết là từ tên gọi của hoạt động này đến danh mục hàng hóa (miễn kiểm và có kiểm) và sau đó là phương thức kiểm tra (giảm - thông thường - tăng cường) đã phù hợp với các quy định hiện hành của CODEX, OIE cũng như các chỉ đạo của Chính phủ tại 2 nghị quyết (19 và 02) và các Nghị định liên quan hay chưa?

Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt 31.988 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu vào Trung Quốc, trong đó có 1.045 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp của Việt Nam.

An Giang là một trong những tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, trong đó sản phẩm lúa gạo và thủy sản là những mặt hàng chiến lược của tỉnh, đang ngày càng mở rộng về quy mô, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Trong đó, cá tra phi-lê xuất khẩu là một trong những tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

Mặc dù quy mô thị trường không lớn như Mỹ nhưng Canada cũng là thị trường tiềm năng cho thủy sản Việt Nam. Theo nghiên cứu của Bộ Y tế Canada, mức tiêu thụ thủy sản trên đầu người của Canada là 270 đô la Canada/năm, cho khoảng 9,14kg/người/năm.

Trong tháng 11/2021, ngành chăn nuôi tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ chưa cao, giá bán sản phẩm giảm và dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Trong khi đó, hoạt động thu hoạch và chế biến thủy sản, lâm sản đang trên đà hồi phục do nhiều địa phương đã trở về trạng thái “bình thường mới”...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 tháng qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt trên 74 tỷ USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm trước.

Mới đây, trong cuộc hội thảo trực tuyến "Bức tranh kinh tế Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo kinh tế quý IV/2021 và triển vọng năm 2022", Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Thị trường quý IV/2021 mang đến nhiều cơ hội xuất khẩu nông sản, nhất là vào thời điểm Noel ở các quốc gia phương Tây và Tết cổ truyền Trung Quốc. Hơn nữa, tại các nước châu Âu hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp chọn nhập khẩu nông sản Việt Nam thay vì chỉ nhập khẩu của Thái Lan, Nam Mỹ hay châu Phi như trước đó.

"Bộ có ý kiến tới các địa phương sớm phê duyệt phương án hoạt động "3 tại chỗ" để DN hoạt động trở lại và xem xét bỏ quy định cách ly 14 ngày đối với lực lượng đi thu hoạch cá mà thay vào đó là xét nghiệm PCR" - ông Nguyễn Hoài Nam đề nghị.

Kết nối tiêu thụ nông sản cho các tỉnh phía Nam chỉ là biện pháp tình thế, ngành nông nghiệp không có giải pháp tổng thể sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức do chuỗi cung ứng sẽ gãy đổ dưới tác động của dịch bệnh.

Dịch COVID-19 đã gây nhiều khó khăn cho ngành nông nghiệp trên toàn bộ lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản…, tác động mạnh đến chuỗi sản xuất - cung ứng - tiêu thụ.

(vasep.com.vn) Theo kết quả khảo sát của VASEP, cho tới nay, tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 (mũi 1) của các DN chế biến, XK thủy sản trung bình là 40-50%. Trong đó, Cà Mau là địa phương có tỷ lệ tiêm nhanh và cao nhất. Hiện nay đã có tới trên 50% nhà máy chế biến cá tra tại ĐBSCL và nhà máy chế biến thủy sản ở miền Đông Tp.HCM đóng cửa. 100% DN khảo sát cho rằng, “3 tại chỗ” chỉ là phương án cầm cự, tạm thời để DN duy trì sản xuất và nếu Chính phủ, các địa phương không có các biện pháp khôi phục khẩn cấp thì nguy cơ đổ vỡ toàn chuỗi sản xuất từ nuôi trồng - khai thác - chế biến - kinh doanh - xuất nhập khẩu đang hiện tiền trước mắt.

(vasep.com.vn) 6 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 4,12 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng đều tăng trưởng dương khả quan: tôm đạt 1,73 tỷ USD (tăng 13,7%); cá tra đạt 780,8 triệu USD (tăng 17%); cá ngừ đạt 355 triệu USD (tăng 21,3%), nhuyễn thể đạt 332 triệu USD (tăng 15%). Kết quả này thể hiện sự nỗ lực hết sức của các doanh nghiệp thủy sản sau hơn một năm Covid-19 làm đảo lộn mọi sự. Nhưng niềm hi vọng về sức bật ở nửa cuối năm đã mau chóng thay bằng sự lo lắng có thể đạt được kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu như đã đề ra không? Và giải pháp và niềm mong mỏi lớn nhất của cộng đồng DN thủy sản lúc này chính là công nhân sớm được tiêm vaccine.